Ăn gì khi đến Trà Vinh?

Trà Vinh là điểm đến còn rất mới mẻ đối với du khách trong hành trình khám phá đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây hấp dẫn bởi những điểm du lịch nổi tiếng như ao Bà Om, chùa Âng, bảo tàng Khmer… Bên cạnh đó, một nét duyên mà mỗi ai đến với Trà Vinh đều không thể nào cưỡng lại đó chính là những món ngon được làm từ chính bàn tay người dân miền sông nước, mà chỉ cần thử một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi. Ăn gì khi đến Trà Vinh? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của Trà Vinh khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

1 Bún Suông – Trà Vinh

Bún Suông là món bún khác vô cùng nổi tiếng của người Trà Vinh, nhất định ăn bạn. Nói đến bún Suông, mình nghĩ đến hay vị chua nhẹ, hương bay thoang thoảng, nước dùng có màu ngả hơi nâu do có cho thêm me và tương hột tạo nên, không trong như các loại nước lèo khác.

Bún Suông - Trà Vinh
Bún Suông – Trà Vinh

Suông – linh hồn của món bún, sợi suông dài dai, thơm lừng. Để làm được sợi suông ngon, người bán phải xoay tôm với nhiều loại gia vị khác như: tỏi, hành, tiêu, muối, bột năng, màu điều để tạo màu bắt mắt. Muốn suông thật dại, người bán hải quết thật nhiều lần. Sau đó, chỉ cần từ từ nắn tôm vào nồi nước dùng sôi sùng sục từ 5-10’, khi sợi suông về ươm thì dã chính hẳn.

Để tô bún thêm hài hòa, chúng ta còn có thể cho thêm vài lát thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.

Các địa chỉ mà bạn nên thử: các quán bún suông thường bán vào chiều tối trên đường Điện Biên Phủ và bạn cũng có thể các quán trên đường Hùng Vương, quán Bún Suông kế quán cà phê Vinh Quang trên đường Phan Đình Phùng.

2 Bún nước lèo – Trà Vinh

Bún nước lèo – tinh hoa của đồng bào dân tộc Khơ-me, hội tụ những điều độc đáo nhất của một nền ẩm thực vùng sông nước. Người ta thường nói vu vơ với nhau: “Đến Trà Vinh mà không từng ăn thử Bún nước lèo thì không được gọi là đã đến Trà Vinh đâu”.

Bún nước lèo - Trà Vinh
Bún nước lèo – Trà Vinh

Sở dĩ người ta luôn tôn vinh, dành tình yêu to lớn cho món ăn này là nhờ vị ngon, đậm đà của nước lèo, sợi bún trắng, dai hòa cùng rau xanh các loạirồi lại còn thịt heo quay, chả giò, bánh vá, huyết lợn, chấm ít muối ớt hay chan ít giấm chua cay. Ôi thôi ôi, cái hương vị vạn người mê ấy, vừa nồng nàn, vừa lan tỏa, chiếm trọn trái tim bao thế hệ con người Trà Vinh.

Có lẽ bạn tự hỏi hương vị ấy từ đâu đến mà sự hút diệu kì ấy? Nấu được một nồi nước lèo thơm ngon là cái công cái sức của người nấu, vị mắm bò hốc – loại mắm được cho là tinh túy nhất của người dân tộc Khơ me, thêm củ riềng, ngãi bún, xả, ớt cùng thịt cá lóc. Tất cả được nấu chung với nhau trong tầm 1h thế là có một ôi nước lèo thơm lừng. Bún nước lèo giá không quá cao chỉ tầm 20-30k bạn đã ăn no nê với đầy đủ bún nước lèo và các món ăn kèm khác.

3 Bánh canh Bến Có – Trà Vinh

Về Trà Vinh bất chợt hỏi một người dân bạn nên ăn gì thì chắc chắn không ít bà con sẽ khuyên bạn nên thử Bánh canh Bến Có. Bánh canh thì ở đâu chả có, lại còn ngon sao cứ phải Bánh canh Bến Có. Bạn biết không, từ khi mình sinh ra tức gần 20 năm rồi thì thương hiệu này đã trở thành nên rất nổi tiếng vì cái hương vị “Tô bánh canh” ngon ơi là ngon, và giờ đây nó đã là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu đối với những người con Trà Vinh.

Bánh canh Bến Có - Trà Vinh
Bánh canh Bến Có – Trà Vinh

Bánh canh Bến Có được được tên chỉ là do việc quán bánh canh này được đặt ngay chân cầu Bến Có. Nói đến bánh canh bạn có thể ăn ở bất cứ đâu, địa phương nào nhưng ở đây hương vị nó cứ quyến rũ như nào ấy, vẫn sợi bánh canh, vẫn thịt, lòng, hành ngò mà hương vị sao khó hiểu đến vậy. Cái hương vị mà chả nơi đâu có được.

4 Cháo ám – Trà Vinh

Để có nồi cháo ám ngon, người nấu cần khá nhiều công sức. Cá lóc phải tươi, mập đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào với hành thơm nức mũi. Trứng cá lóc đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Trong món cháo ám còn có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng.

Cháo ám - Trà Vinh
Cháo ám – Trà Vinh

Cháo ám không thể thiếu sự kết hợp giữa mắm nêm ngon đã được pha, tương hột đâm nhỏ, ớt bỏ hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi, cho thêm tiêu xay, đậu phộng rang giã nhỏ. Đặc biệt, các loại rau sống xắt nhuyễn, hành ngò, giá trụng và bánh tráng mè nướng giòn bóp vụn ở trên cũng là phụ liệu cần thiết cho món ăn.

Mùi thơm quyến rũ của tiêu, hành, đậu phộng với cái ngọt thanh của nước, mềm béo trong cá, trứng cá, bùi bùi của mực và tôm kết hợp vị đặm nồng của mắm nêm pha và sự khác biệt khi ăn cùng rau thơm, rau sống thái nhỏ biến cháo ám thành một trong những loại cháo ngon nhất, khác biệt nhất nên thử một lần trong đời.

5 Chả hoa Năm Thụy – Trà Vinh

Chả Hoa Năm Thụy là một trong những món ngon nổi tiếng ở Trà Vinh. Chả Hoa Năm Thụy khác với chả lụa truyền thống, đúng như tên gọi chả hoa khi cắt ra sẽ có hình giống như bông hoa ở giữa là trứng muối, xung quanh là nấm mèo, chả, ngoài cùng là lớp trứng gà đánh tan chiên thành tấm cuộn bên ngoài. Từ nguyên liệu chính là thịt lợn, pate, trứng muối, trứng chiên, rau củ, nấm mèo… với đôi bàn tay khéo léo của mình, người dân nơi đây đã chế biến chúng trở thành một món ăn thơm ngon, mang đậm hương vị độc đáo của Trà Vinh.

Chả hoa Năm Thụy - Trà Vinh
Chả hoa Năm Thụy – Trà Vinh

Bữa cơm ngày Tết sẽ tròn vị khi thưởng thức miếng chả hoa ngọt, mềm mịn nhưng vẫn dai giòn xực xực với da heo xắt mỏng chấm thêm tý muối tiêu cay cực đã. Ăn không hết, bạn có thể gói lại cho vào tủ lạnh, bảo quản khá lâu. Món này có thể dùng để ăn chơi, làm mồi nhắm với rượu bia, ăn kèm cơm nóng dẻo hoặc cũng có thể dùng làm món khai vị trong các buổi tiệc. Ngon hơn khi dùng với muối tiêu chanh và dưa chua.

6 Chù ụ rang me – Trà Vinh

Chù ụ là một sinh vật chỉ có ở những vùng biển bãi bồi, nơi của những dòng sông đổ ra biển. Đặc biệt ở Trà Vinh, chù ụ sinh sống rất nhiều như ba khía ở vùng nước lợ. Chù ụ có hình dáng tương tự cua đồng, trên lưng có những hoa văn mà người ta có thể tưởng tượng ra một gương mặt buồn thảm. Có lẽ vì vậy mà người ta đã đặt tên “chù ụ” để phân biệt với loài tám cẳng hai càng khác như cua, còng, ba khía… Thông thường chù ụ có thể được chế biến theo nhiều cách khách nhua như chù ụ nướng, luộc, hấp bia, nhưng có lẽ cầu kỳ tỉ mẩn và ngon nhất là rang me, món ăn được nhiều du khách nhắc mãi khi về Trà Vinh.

Chù ụ rang me - Trà Vinh
Chù ụ rang me – Trà Vinh

Sau khi làm sạch chù ụ, bỏ vào trong chảo dầu xào với hành và tỏi đập dập. Kế đến, cho nước cốt me vào chảo rồi xào tiếp đến khi chù ụ phảng phất mùi thơm, vị chua ngọt của gia vị sẽ góp phần làm cho món ăn thơm đắm, đậm đà khó tả. Tất cả sự kết hợp của các nguyên liệu tưởng chừng đơn giản, ấy thế mà tạo nên một món ăn kích thích vị giác của bao người. Vị chua của me hòa vào vị ngọt lành của chù ụ tạo thành một món ăn dân dã mộc mạc nhưng chẳng khác nào sơn hào hải vị chốn sang trọng.

7 Cá khoai – Trà Vinh

Nhiều người phương xa chắc sẽ không biết loài cá này. Cá khoai là loại cá biển, thân suông dài giống như củ khoai lang. Cá có màu trắng muốt, sờ vào rất mềm mại. Xương cá cũng đặc đặc biệt rất mềm và có thể ăn được. Với vị trí giáp biển nên đến Trà Vinh du khách có thể thưởng thức món cá này.

Cá khoai - Trà Vinh
Cá khoai – Trà Vinh

Cá khoai được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng ngon nhất là cá khoai nấu mẳn. Món canh này khá giống canh chua nhưng khác ở chỗ vị chua của canh là sau khi canh chín mang xuống mới cho nước chanh vào. Nấu canh mẳn cá khoai phải nấu nhanh vì thịt cá rất nhanh chín. Thịt cá khoai cho vào miệng là tan ngay, vô cùng mềm mịn. Ngoài ra cá khoai còn được dùng để nấu lẩu, làm khô cá khoai.

8 Loi choi sả ớt – Trà Vinh

Theo người dân địa phương cho biết, con loi choi có hình dạng giống chiếc đũa, chiều dài chỉ tầm khoảng 20cm, có thân tròn và trắng. Loi choi thường sống ở các bãi bồi, cồn đất mới nổi hoặc bãi bùn ven sông.

Loi choi sả ớt - Trà Vinh
Loi choi sả ớt – Trà Vinh

Không phải ngẫu nhiên mà món ăn được chế biến từ loi choi lại trở thành một đặc sản Trà Vinh nức tiếng mà bởi vì không phải mùa nào cũng có và không dễ dàng đánh bắt vì số lượng loi choi thực sự rất ít. Loi choi có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nhưng món ăn ngon và nổi tiếng nhất vẫn là món loi choi sả ớt.

Thông thường, loi choi sau khi bắt về sẽ được rửa sạch cho đến khi hết bùn đất rồi ướp muối và đem phơi nắng hoặc hơ qua lửa. Sau đó là công đoạn chuẩn bị ớt và sả băm. Sauk hi nguyên liệu chuẩn bị đã xong, người ta cho dầu vào chảo đợi cho chảo nóng rồi bỏ loi choi vào chiên.

Khi gặp hơi lửa nóng, mỡ từ thân loi choi tỏa ra thơm ngào ngạt. Sau khi xào xong, người ta bày loi choi ra đĩa, ăn với cơm nóng và rau. Thịt loi choi phải ăn nóng, ăn ngay mới ngon, mới cảm nhận được rõ vị ngon. Bữa ăn đạm bạc của người miền quê đơn giản chỉ có vậy nhưng đã để lại cho du khách rất nhiều ấn tượng khó quên.

Sẽ tuyệt hơn nếu thưởng thức sớ thịt loi choi dai dai cùng với một chút rượu nồng đưa cay. Thưởng thức loi choi sả ớt sẽ khiến nhiều du khách không khỏi tấm tắc khen ngon và muốn thưởng thức món ăn lạ mắt này mỗi khi tới Trà Vinh.

9 Mắm bò hóc – Trà Vinh

Miền Tây nước quanh năm nên phong phú các loại cá làm nguyên liệu mắm bò hóc, được người Khmer xem như đặc sản đãi khách quý. Từ loại mắm này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon khác.

Mắm bò hóc - Trà Vinh
Mắm bò hóc – Trà Vinh

Món nhanh nhất và nguyên chất nhất là mắm sống trộn với chanh, ớt, tỏi thêm chút đường gia giảm độ mặn, tăng thêm quyến rũ cho món ăn. Mắm bò hóc – đặc sản Trà Vinh – pha ăn kèm với các loại rau, quả như khế, chuối chát, rau thơm, lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Vừa gắp miếng rau củ, vừa gạt kèm miếng mắm bò hóc đậm đà ăn cơm ngày mưa là dấu ấn tuổi thơ của nhiều người. Vị beo béo, mặn mà, mùi hương riêng khác như cái tình của vùng đất này, giản đơn nhưng sâu nặng. Người Trà Vinh dù có đi bao xa, đến đâu cũng không thể không nhớ đến mùi vị đặc biệt ấy mỗi ngày mưa trời có mưa lâm thâm.

10 Củ cải muối Cầu Kè – Trà Vinh

Xái pấu là tên gọi theo người Triều Châu, còn người Việt gọi là “củ cải muối“, một đặc sản tại vùng đất Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Bí quyết gia truyền của món xái pấu là kỹ thuật ngâm nước muối và phơi. Mỗi đêm thay muối mới một lần, cứ ngày phơi, đêm ngâm như vậy liên tục 7 ngày, nmỗi năm chỉ làm được hai tháng 11 và tháng chạp. Xái pấu luôn giữ kín trong lu, khạp cả năm mà không bao giờ hư hao. Khi nào ăn mới mở nắp, nhờ vậy mà củ cải lúc nào cũng thơm, ngon, thịt mềm, giòn và mùi vị đặc trưng.

Củ cải muối Cầu Kè - Trà Vinh
Củ cải muối Cầu Kè – Trà Vinh

Xái pấu Cầu Kè ngon nhất là cắt nhỏ, rửa sạch nấu canh, hầm thịt gà, giò heo, sườn non hoặc ăn với cháo trắng, bánh tét. Mới đây còn có thêm món của cải muối trộn giấm đường cho vào bao bì, ướp lạnh, dùng ăn lâu ngày.

11 Bánh Tét Trà Cuôn – Trà Vinh

Loại bánh tét trứ danh của người Trà Vinh, niềm tự hào của vùng đất Trà Cuôn. Cuốn bánh Tét được gói thật kĩ từng lớp từng lớp, nếp – đậu xanh – thịt ba chỉ, trứng muối, vừa hài hoài lại đẹp mắt.

Bánh Tét Trà Cuôn - Trà Vinh
Bánh Tét Trà Cuôn – Trà Vinh

Gói bánh tét không phải là quá khó nhưng chắc chắn là không dễ. Hằng năm, vào dịp Tết mình thường phụ giúp bà đôi chút, cũng tập tành cuốn bánh nhưng tay mơ sau bao năm vẫn hoàn tay mơ, vẫn những cuốn quá nhiều nếp khi lại thừa, khi thì đậu xanh, khi cuốn tay quá lỏng và cứ thế bà luôn cười rồi bảo cứ làm lại thôi.

Gói bánh đã khó, nấu bánh lại càng cực khổ hơn nhiều, thay phiên nhiều người canh. Dù đã rất lâu nhưng ở Trà Vinh người ta vẫn nấu bánh tét theo kiểu truyền thống, đó cũng là điều làm mình rất tự hào. Tốn nhiều thời gian, công sức là thế nhưng ai ai trong họ hàng đều vui trong những ngày này, khoảng thời gian quay quần bên nhau. Ấm cúng, bình yên đến lạ.

Bánh tét Trà Cuôn thường được bán với giá cũng không quá cao khoảng 50~60k/đòn đầy ụ. Bánh Tét khi ăn không hết bạn có thể cho vào tủ lạnh ăn dần vẫn được vì bánh đã chín. Khi muốn ăn bạn có thể chờ rã đông hoặc chiên lên cũng ngon lắm đây. Theo kinh nghiệm bản thân thì để ngăn mát tủ lạnh thì 2 tuần vẫn không sao. Đừng để quá lâu làm bánh cứng, đậu sẽ rơi ra từng mảng, bánh sẽ không ngon như trước nữa.

Bạn có thể mua tại các sạp ven đường Điện Biên Phủ, nếu có dịp ghé ngang Trà Cuôn thì ghé mua tại lò nhé. Ngoài ra, Hai Lý là thương hiệu nổi bật, bảo chứng cho độ ngon của bánh Tét Trà Cuôn nhưng theo mình biết các thương hiệu như Cô Vui, Cô Hường đều cực ngon.

12 Trái quách – Trà Vinh

Trái quách ở Trà Vinh nổi tiếng ngon. Người dân ở đây rất tự hào về loại trái cây này không chỉ ở vị thanh ngọt, mát lành mà dường như với họ, hơn nửa thế kỷ qua, trái quách có mặt và trở thành một đặc sản độc đáo, góp phần làm phong phú hơn danh sách trái cây nơi miệt vườn Trà Vinh.

Trái quách - Trà Vinh
Trái quách – Trà Vinh

Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều, cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát giải nhiệt.

13 Dừa Sáp – Trà Vinh

Có thể nhắc đến dừa thì bạn sẽ nghĩ ngay đén người “anh em” Bến Tre bên cạnh nhưng dừa sáp là thì chỉ có ở Trà Vinh thôi nhé và hơn thế loại dừa này chỉ được bà con tại huyện Cầu Kè trồng thành công.

Dừa Sáp - Trà Vinh
Dừa Sáp – Trà Vinh

Nhìn từ bên ngoài, dừa sáp không khác gì những trái dừa bình thường và cây dừa sáp hoàn toàn là một cây dừa bình thường nhưng mỗi buồng sẽ có một vài trái sáp. Chả khác gì một trái dừa 10k thì có gì đặc biệt mà giá tới tận hơn 200k đó thì là cơm dừa siêu dày, mềm, thơm, và nước dừa không ở dạng nước uống mà đã chuyển thành dạng đặc, sền sệt nhưng dầu dừa mà chúng ta thường thấy.

Nhiều khách du lịch đến Trà Vinh thường than vãn họ nghe danh đã lâu nhưng khi mua ở nơi khác lại gặp tình trạng lúc mua thì được bảo là dừa sáp như khi bổ ra là dừa thường. Đừng lo lắng bạn nhé, đến Trà Vinh thì chắc chắn bạn sẽ mua được dừa sáp nhưng đôi khi giá cả lại không đồng nhất và sáp không nhiều như tưởng tượng.

Ngoài ra, dừa sáp rồi để ít đường, ít sữa, đậu phộng cho vào ly rồi thêm đá nhuyễn là ngon tuyệt cú mèo nhé. Đến Trà Vinh thì tối đến ra các quán sinh tố trên đường Điện Biên Phủ, đối diện chợ lớn uống 1 ly dừa sáp dầm hay sinh tố dừa sáp nhé. Đây là các ăn dừa sáp đúng điệu nhất vì dừa sáp không có vị quá ngọt, nhưng béo dễ ngán nên ăn cách này chính là cách tốt nhất, giúp bạn thưởng thức trọn vị ngon của dừa sáp và chỉ tốn khoảng 25k cho 1 ly.

14 Cốm dẹp – Trà Vinh

Ở Trà Vinh cộng đồng người Khmer là khá đông đúc. Chính vì vậy mà đặc sản Trà Vinh không ít món là có nguồn gốc từ ẩm thực của người Khmer. Một trong số đó chính là món cốm dẹp. Cốm được làm từ nếp giã bằng tay cho tróc hết vỏ sau đó mới quết lại thành từng miếng cốm mỏng. Cả quy trình từ trồng nếp đến thu hoạch rồi chết biến tốn rất nhiều công sức.

Cốm dẹp - Trà Vinh
Cốm dẹp – Trà Vinh

Cốm dẹp khi ăn sẽ được trộn cùng với dừa nạo sợi, đường và ít nước dừa. Tất cả được trộn đều lại với nhau. Để sau khoảng 2h là có thể ăn. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được miếng cốm mềm, thịt dừa giòn giòn, ngọt ngọt. Ít ai tưởng tượng được từ những nguyên liệu dân giã như vậy lại có thể tạo nên hương vị đi vào lòng người.

Ngày xưa, cốm dẹp thường chỉ được vào những ngày lễ, tết của người Khmer. Về sau, món ăn này đã phổ biến hơn và du khách có thể thưởng thức bất cứ khi nào đến với Trà Vinh.

Ăn gì khi đến Trà Vinh? Trên đây là những món ăn đặc sản Trà Vinh nổi tiếng nhất. Có những món rất dễ ăn nhưng cũng có những món với nhiều người tương đối khó ăn. Tuy nhiên, nếu thử ăn thêm vài lần có thể bạn sẽ rất thích đấy. Nếu bạn có dịp du lịch Trà Vinh thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản Trà Vinh nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Your email address will not be published.