Du lịch Vĩnh Phúc mua gì về làm quà?

Mảnh đất Vĩnh Phúc không chỉ làm say đắm lòng người với cảnh thiên nhiên hữu tình với núi non, sông nước cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm. Đến Vĩnh Phúc du lịch, bên cạnh việc khám phá các địa danh nổi tiếng thưởng thức những món ngon đặc sản thì việc mua những món quà đặc sản làm quà tặng cũng được nhiều khách du lịch lưu tâm. Nếu bạn còn đang loay hoay tìm hiểu Du lịch Vĩnh Phúc mua gì về làm quà? Dưới đây là một vài gợi ý để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các đặc sản Vĩnh Phúc làm quà, cùng tham khảo nhé.

1 Bánh Nẳng – Vĩnh Phúc

Bánh Nẳng chợ Tràng, bánh gạo rang Tiên Lữ”. Không biết từ bao giờ Bánh Nẳng đã trở thành đặc sản của người dân Vĩnh Phúc, chỉ biết mỗi khi có dịp lễ hay tiệc sum họp người dân thường cùng nhau thưởng thức món bánh này.

Bánh Nẳng - Vĩnh Phúc
Bánh Nẳng – Vĩnh Phúc

Bánh Nẳng được làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo được ngâm trong hỗn hợp nước quả vàng cùng ruột cỏ bấc, cộng với cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô rồi nấu thành xôi. Xôi chín đem trộn đều với mỡ lợn, rải ra nia rồi dùng cái chày bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Tiếp tục phơi khô, sau đó đem vào trong bóng râm để nguội, đem trộn với mỡ lợn, rồi đổ vào chảo rán cho đến khi nổ bung ra.

Ta đem mật đun sôi, đến khi nhúng đũa vào thấy mật đỏ mới đổ gạo vào và rang cùng, khuấy đều rồi đổ ra thớt. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng dao sắc cắt thành từng cái bánh to hoặc nhỏ theo ý muốn, rồi đem bánh đóng gói trong giấy bóng kính.

Bánh Nẳng rất dễ sử dụng, hầu như có thể sử dụng mọi khoảng thời gian trong ngày. Khi sử dụng bánh ta có thể uống kèm với một tách trà nóng, sẽ làm tăng hương vị ngọt tự nhiên của bánh.

2 Bánh gạo rang Tiên Lữ – Vĩnh Phúc

Tiên Lữ là một vùng quê chiêm trũng thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, cách Cầu Bến Gạo chừng 3km dọc theo quốc lộ 305. Tiên Lữ hay còn gọi là làng Tiên, nơi đây không chỉ có động Tiên Du thơ mộng, những ngôi đình, chùa cổ kính mà còn có nhiều món ăn được nhắc đến là đặc trưng riêng của quê hương như cá thính, bánh gạo rang

Bánh gạo rang Tiên Lữ - Vĩnh Phúc
Bánh gạo rang Tiên Lữ – Vĩnh Phúc

Bánh gạo rang được làm bằng gạo nếp hoa vàng. Gạo ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra. Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô cho vào chõ xôi lên. Xôi chín đem trộn đều với mỡ lợn, rải ra nia rồi dùng vồ nhẵn bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra.

Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng dâm để nguội rồi lại trộn mỡ lợn đổ vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, nhúng đũa kéo lên thấy mật đỏ mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt, ván nhẵn. Dùng đoạn cây tròn nhẵn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính. Ngày xưa vào kỳ tiệc làng, dân Tiên Lữ làm bánh gạo rang để cúng thần và làm quà biếu đặc sản của địa phương.

3 Bánh trùng mật mía – Vĩnh Phúc

Bánh trùng mật mía là đặc sản của mảnh đất Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Loại bánh này được người dân nơi đây ví von người như “an hem” với bánh trôi, bánh chay bởi cách làm cũng gần giống nhau. Tuy nhiên, bánh trùng không hề có nhân mà chỉ có lớp mật mía sánh đỏ màu cánh gián bao phủ bên ngoài. Nó có mùi thơm dịu nhẹ của gừng cùng chút mè rang vàng được rắc lên trên. Lớp bánh trùng trắng trẻo bên trong hoài quyền với vị mật ngọt thành, vị vùi của mè làm thực khách ăn mãi mà không thấy ngán.

Bánh trùng mật mía - Vĩnh Phúc
Bánh trùng mật mía – Vĩnh Phúc

Cách làm bánh trùng cũng khá đơn giản. Bánh được làm từ gạo nếp ngon, không lẫn tạp, hạt trắng đem đãi sạch rồi ngâm qua đêm để khi nghiền bột không bị chua và bánh sẽ dẻo lâu hơn. Sau khi nắm bột thành nắm có hình quả trám thì cho vào nồi mật mía rồi đun sôi. Đến khi bánh có màu đỏ cánh gián và dậy mùi thì vớt ra để nguội. Loại bánh này cũng là đặc sản làm quà Vĩnh Phúc khiến bạn khó thể chối để mang về tặng người thân, bạn bè.

4 Bánh ngõa Lũng Ngoại – Vĩnh Phúc

Đến Vĩnh Phúc và muốn ăn đặc sản hoặc muốn mua làm quà thì bánh ngõa Lũng Ngoại chính là món ăn đầu tiên bạn không nên bỏ qua. Món bánh ngõa được chế biến công phu theo công thức riêng từ mật mía, gạo nếp với đỗ xanh. Thứ đặc sản của Vĩnh Phúc này có vị thanh thơm nhẹ, dai của nếp, ngọt của nhân chè kho, càng nhai càng thấy béo ngậy như bánh được xoa mỡ, đó là nhờ có tinh dầu bột đậu xanh làm áo bánh.

Bánh ngõa Lũng Ngoại - Vĩnh Phúc
Bánh ngõa Lũng Ngoại – Vĩnh Phúc

Ngày nông nhàn mà thư thái thưởng trà, có đĩa bánh ngõa cạnh bên thì thật đúng hưởng trọn thú vui tao nhã của các bậc hiền nhân thuở trước! Thế nên hầu hết các du khách khi đến Vĩnh Phúc thường đánh giá cao món bánh ngõa Lũng Ngoại và chọn món bánh này làm quà tặng gia đình, bạn bè.

5 Cá thính Lập Thạch – Vĩnh Phúc

Cá thính là đặc sản trứ danh vùng đất Lập Trạch tỉnh Vĩnh Phúc. Là món ăn có nguyên liệu rất đơn giản nhưng cách chế biến lại rất cầu kỳ, công phu. Để làm món cá thính này, cá sau khi được làm sạch ruột, bỏ đi phần đầu và để ráo nước sẽ được xếp vào lọ thủy tinh hay bình vại theo thứ tự một lớp cá rồi đến một lớp muối. Tỉ lên muối và cá thường là 10kg cá và 1,5kg muối. Lớp trên cùng sẽ được phủ kín muối và dùng nan tre đậy thật kín. Để 4-7 ngày thì khơi cá ra khỏi muối và dùng tay ép cho cá chảy hết nước rồi đem cá đi phơi nắng để cá se lại.

Cá thính Lập Thạch - Vĩnh Phúc
Cá thính Lập Thạch – Vĩnh Phúc

Bột thính dùng để nhồi cá được làm từ ngô và đổ tương xay mịn và trộn đều với nhau. Sau khi được nhồi từ trong ra ngoài thì đem xếp vào vại sành. Dùng nam tre đan cho thật kỹ rồi đậy kín vại, úp ngược vào bát nước sôi để nguội. Để khoảng 2 tuần thì sẽ có được món cá thính thơm phức, có màu mận chín. Cá thính Lập Thạch có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng ngon nhất có thể kể đến là món cá thính nướng trên than hoa.

6 Gà đồi Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Gà đồi Tam Đảo cũng là một trong những món đặc sản ở Tam Đảo. Gà đồi Tam Đảo được nuôi thả trên các ngọn đồi chứ không nuôi nhốt rồi cho ăn cám công nghiệp như các loại gà bạn mua ngoài chợ. Nếu gà công nghiệp thịt mềm thì gà đồi Tam Đảo lại có thịt chắc, dai và có mùi thơm hơn gà công nghiệp nhiều. Gà đồi thường được chế biến thành các món rất đa dạng như: Nướng, hấp, luộc, chiên với vị riêng biệt nên ăn rất vừa miệng.

Gà đồi Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Gà đồi Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Nếu mua quà khi du lịch Tam Đảo cho cả nhà cùng thưởng thức thì bạn có thể mua nguyên con gà về nhà tự thịt hoặc mua một con gà đồi bọc đất đã được chế biến và nướng chín. Giá gà đồi Tam Đảo sống khoản 80.000 VNĐ – 90.000 VNĐ/kg còn gà đã bọc đất nướng chính sẽ có giá khoảng 250.000 đồng. Mua gà đồi Tam Đảo không khó, bạn có thể mua tại chợ hoặc dọc đường đi.

7 Giò lụa Phúc Đức – Vĩnh Phúc

Giò lụa Phúc Đức thứ đặc sản nổi tiếng từ bao đời nay. Không chỉ ở độ ngon mà còn thể hiện được cái tâm lành nghề của người làm ra thứ đặc sản này.

Giò lụa Phúc Đức - Vĩnh Phúc
Giò lụa Phúc Đức – Vĩnh Phúc

Để có được một khối giò đẹp mắt và không pha tạp thì đó là cả một quá trình. Thịt được chọn là phần thịt mông của lợn vừa mới mổ. Phải giã thịt nhừ, nhuyễn mới đem gói với lá chuối và luộc chín.

Khi dùng chỉ cần bóc hai lớp lá chuối ra, để lộ bên trong phần giò màu hồng phơn phớt. Cắt giò thành từng miếng vừa ăn, miếng giò mịn, vị ngọt, độ dai vừa phải. Dùng giò trong các bữa tiệc cũng đã cảm thấy đủ đầy rồi. Mang vài cây giò lụa về làm quà biếu cho mọi người thì quả là món quà Vĩnh Phúc đầy ý nghĩa.

8 Nem Chua Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Nem chua Vĩnh Yên là một trong những món đặc sản nổi tiếng Vĩnh Phúc có thương hiệu lâu đời, món nem này nổi tiếng không chỉ ở hương vị chua ngọt của nem, mà cách người dân làm ra sản phẩm cũng rất kỳ công và đòi hỏi sự tinh tế. Điển hình cho thương hiệu nem Vĩnh Yên là nem Phú Đức, đã đoạt giải nhất trong cuộc thi “ Đấu xảo Bắc Kỳ ”.

Nem Chua Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Nem Chua Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Thành phần chủ yếu trong nem là thịt heo nạc và các gia vị khác. Nem khi thưởng thức có vị chua ngọt, có ít vị nồng của ớt và tiêu. Ta chọn những miếng heo nạc còn tươi đem giã nhuyễn, rồi trộn với bột thính theo đúng tỷ lệ. Bột thính có thể làm loại thính gạo, thính ngô hoặc thính đậu tương, tùy vào mỗi mùa ta lựa chọn loại thính khác nhau.

Phần bì lợn được luộc chín thái miếng nhỏ, cắt ngắn bì lợn khoảng bằng hai đốt ngón tay cho vào giã nhỏ trộn đều lên, rắc thêm ít bột tiêu ớt rồi vo viên lại bằng kích thước quả sấu. Dùng một mảnh lá ổi non quấn đai quanh, rồi ta gói thêm một lượt lá vông, bên ngoài cùng dùng lá chuối gói kín và buộc chặt.

Ta xâu nem thành từng chùm, mỗi chùm 10 quả và treo nơi thoáng khí. Khoảng từ 3 đến 4 ngày, ngửi thấy mùi thơm là nem đã chín. Nem chua Vĩnh Yên được ăn cùng với bánh đa đã nhúng nước canh cho mềm và thêm chút nguyên liệu như mùi tàu, chuối xanh, húng quế, chấm với tương ớt.

Những người con đi học hay đi làm xa xứ lâu ngày, mỗi lần có dịp về quê hương Vĩnh Phúc thì sẽ nhớ tìm mua ngay để thưởng thức món nem chua Vĩnh Yên mang đậm hương vị đặc sản miền Bắc này.

9 Dứa Tam Dương – Vĩnh Phúc

Tam Dương nổi tiếng là vùng trồng dứa nhiều nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến đây, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp trước những cánh đồng dứa bạt ngàn, nhất là vào mùa quả chín. Hơn nữa, mỗi loại dứa ở đây đều mang một đặc trưng riêng như dứa mật thì cho nhiều nước và rất ngọt, hay dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, có vị chưa. Và ngon nhất là loại dứa Hướng Đạo quả nhỏ, ruột giòn có vị ngọt mà dốt dốt chua.

Dứa Tam Dương - Vĩnh Phúc
Dứa Tam Dương – Vĩnh Phúc

Đến với Tam Dương, bạn sẽ tha hồ thưởng thức những quả dứa thơm ngon đến no cả bụng với hai cách. Một là bạn gọt hết cả mắt và thịt dứa bên ngoài, chỉ còn một ít ruột bên trong. Hai là đập dứa vào gốc cây hoặc thớt gỗ, vừa đập vừa xoay cho nước dứa ra nước mật. Sau đó dùng dao nhọn khoét một lỗ nhỏ, ghé miệng vào uống và cảm nhận.

10 Chuối ngự Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Chuối ngự Tam Đảo cũng là một món ăn nổi tiếng ở Tam Đảo, du khách có thể lựa chọn mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Chuối ngự là một giống chuối quả nhỏ nhưng lại rất ngọt. Thông thường 01 buồng chuối ngự có khoảng 10 – 15 nải chuối, vì quả nhỏ nên người ta thường mua cả buồng chứ ít người mua theo nải.

Chuối ngự Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Chuối ngự Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Giá chuối ngự Tam Đảo từ 30.000 – 50.000 VNĐ/buồng. Nếu muốn chọn được những buồng chuối ngự đẹp, đều quả thì mọi người nên ra chợ vào buổi sáng sớm, ra muộn sẽ chỉ còn lại các buồng nhỏ, mã xấu. Cũng tùy hôm, tùy mùa mới có chuối ngự để bán nên nếu may mắn bạn sẽ bắt gặp người dân bán loại chuối này ngoài chợ.

11 Chè kho Tứ Yên Lập Thạch – Vĩnh Phúc

Chè kho Tứ Yên là đặc sản đã nổi tiếng từ rất lâu đời của mảnh đất Lập Thạch này. Tương truyền khi xưa, vùng đất này là nơi Lý Bí đắp thành đánh đuổi giặc Lương. Nhân dân ta thường dùng chè kho để tiếp tế cho quân lính của Lý Nam đế bởi loại chè này có thể để được 10 -15 ngày, không bị ôi thiu nên rất tốt để làm lương khô, mang theo những trận đánh dài ngày để chống lại quân xâm lược.

Chè kho Tứ Yên Lập Thạch - Vĩnh Phúc
Chè kho Tứ Yên Lập Thạch – Vĩnh Phúc

Chè kho có cách chế biến khá đơn giản. Đầu tiên, đậu xanh được đồ chín, giã nhuyễn. Sau đó hoài với đường trắng, thêm ít nước rồi đun sôi để nguội. Trộn đậu với nước đường rồi nhào cho thật đều tay. Hoặc có thể cho đậu xanh giã nhuyễn vào nước đường rồi dung từ từ cho đậu và đường quyện vào nhau. Đơm chè bằng muỗng ra dĩa nhỏ qua miếng lá chuối xanh đã chuẩn bị sẵn, sau đó dùng tay nén cho đĩa chè kho thật tròn, mịn và chặt.

Chè kho thành phẩm có màu vàng tươi, mín mạng của đậu giã nhuyên, lấm tầm màu nâu của mè với vị ngọt đậm khác hẳn với các loại chè khác. Đây cũng là đặc sản Vĩnh Phúc làm quà được nhiều du khách lựa chọn.

12 Măng Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Tam Đảo là nơi có nhiều rừng núi vì thế măng cũng là loại thực phẩm rất phổ biến và được yêu thích tại đây. Măng Tam Đảo chủ yếu là măng sặt và măng nứa hương với vị khá thơm ngon và lạ miệng.

Măng Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Măng Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Mùa măng rừng Tam Đảo rơi vào tầm tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Vì thế du lịch Tam Đảo vào thời điểm này là cơ hội lý tưởng đẻ bạn được thưởng thức các món ngon từ măng. Nếu mua măng rừng về làm quà bạn có thể chọn loại măng còn tươi và về chế biến hoặc mua các hũ măng đã ngâm sẵn nhé!

Cách chế biến món măng cũng không hề khó. Trước hết, măng sau khi lấy về sẽ được người dân bóc vỏ rồi luộc sơ qua và ngâm với nước muối. Nếu muốn ăn bạn cần luộc thêm một đến vài lần để làm mất vị nhẫn của măng rồi chế biến tùy theo khẩu vị của mỗi người như chấm mắm tôm, xào, nấu canh,…

Bạn có thể loại thực phẩm này tại chợ Tam Đảo. Giá bán với măng măng sặt khoảng 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/ kg, măng nứa khoản 30.000 VNĐ/kg, còn giá măng đã ngâm sẽ vào khoảng 65.000 VNĐ/lọ.

13 Ngọn rau Su Su – Vĩnh Phúc

Vì khí hậu quanh năm mát mẻ nên su su được người dân trồng suốt 12 tháng trong năm để lấy ngọn nhiều hơn lấy quả. Ngọn su su là một trong những đặc sản của Tam Đảo. Ngày nào người dân Tam Đảo cũng sẽ hái ngọn su su tươi ngon, nhất là vào buổi sáng để mang ra chợ bán nên bạn chỉ cần tới các khu chợ sẽ dễ dàng mua được rau su su về làm quà cho gia đình.

Ngọn rau Su Su - Vĩnh Phúc
Ngọn rau Su Su – Vĩnh Phúc

Su su có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, xào, nấu canh,… với giá trị dinh dưỡng rất cao. Mang vài ký ngọn su su về làm quà cho người thân và gia đình dùng ăn dần cũng vô cùng tuyệt vời.

14 Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa – Vĩnh Phúc

Du khách đến thăm Vĩnh Phúc chắc hẳn đều nghe danh tiếng rượu dừa của anh Nguyễn Văn Hoa, thuộc xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Với sự nỗ lực hết mình trong việc tìm kiếm cách chế biến làm sao cho rượu dừa ngon nhất, anh Hoa đã thành công và tạo ra được sản phẩm rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa với đảm bảo chất lượng tốt và uy tín, được nhiều du khách rất ưa chuộng. Đặc biệt còn là món đặc sản nổi tiếng Vĩnh Phúc thường xuyên được nhiều người mua về làm quà biếu người thân và gia đình.

Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa - Vĩnh Phúc
Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa – Vĩnh Phúc

Sử dụng dừa già của Bến Tre để chế biến, đây là loại dừa có lớp cùi dày, nhiều dầu, rất thơm. Mỗi quả nặng từ 1,2 – 1,4kg và có đường kính từ 16 – 18cm. Chọn những hạt nếp phải căng, mẩy, tròn đầy để đảm bảo được độ thơm ngon của rượu. Men rượu là men cổ truyền từ ngàn đời nay của người Việt mình.

Quả dừa tươi được sơ chế phần vỏ, sau đó bơm vào một hỗn hợp gồm nếp và men theo tỷ lệ bí truyền, hàn kín rồi sau đó mang ủ cho đến khi thoảng ra mùi rượu cay nồng đậm ngọt thơm của nước dừa, mang hương vị đặc trưng đậm đà của đặc sản Miền Bắc.

Rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa khi thưởng thức có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu… Là sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên, với phương pháp lên men gia truyền, bảo quản ngay trong trái dừa còn nguyên vẹn, không cho bất kỳ độc tố có hại nào có cơ hội xuất hiện trong quả dừa. Chỉ cần rót rượu ra ly và thưởng thức, nhâm nhi cùng món mực khô nữa thì tuyệt cú mèo, có thể dùng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc các buổi tiệc.

Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên, có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc du lịch Vĩnh Phúc nên mua gì làm quà? Ngoài ra, để có thêm thông tin cho chuyến đi các bạn có thể tham khảo thêm: Ăn gì khi đến Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc có gì chơi & Vĩnh Phúc Có lễ hội gì. Hãy lưu lại vào sổ tay du lịch của mình để có thêm nhiều lựa chọn hơn khi du lịch đến Vĩnh Phúc nhé! Chúc bạn có chuyến đi thật vui vẻ và ý nghĩa!

5/5 - (3 bình chọn)

1 Comment

Trả lời

Your email address will not be published.