Hải Dương được biết đến là một trong những trung tâm văn hóa và tâm linh nhất của Miền Bắc, với nhiều điểm đến ấn tượng, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam đang được giữ gìn kỹ. Khi đến với Vùng đất này ngoài việc tham gia những lễ hội lớn nổi tiếng thì cũng đừng quên ghé thăm những điạ địa điểm du lịch hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Hải Dương có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương, khi tới đây bạn đừng nên bỏ lỡ những điểm du lịch hấp dẫn này nhé.
Đảo Cò Chi Lăng – Hải Dương
Đảo Cò Chi Lăng nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc địa bàn xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.Đảo Cò Chi Lăng Nam không những là điểm du lịch hấp dẫn nhất Hải Dương mà nó còn trở thành điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” của miền Bắc.
Du khách đến Đảo Cò vào những ngày đất trời lập đông, ấn tượng đầu tiên sẽ là choáng ngợp trước một cảnh tượng thiên nhiên hy hữu. Nguyên cả một đảo với những chú cò trắng muốt mang đến cho người xem sự thích thú lạ kỳ. Hàng vạn chú cò và vạc đậu san sát trên các ngọn tre, trên cành cây, trông xa sẽ giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng.
Những chú cò bay kín cả đảo với những chiếc cánh trắng muốt trao lượn đã tạo nên một khung cảnh thật tuyệt vời nhưng cũng thật hoang dã. Đảo Cò thực sự sẽ mang đến cho du khách những khoảnh khắc sống cùng thiên nhiên.
Hồ Bạch Đằng – Hải Dương
Giữa một tiết trời oi bức như hiện nay , thả mình xuống dòng nước mát lành sẽ là điều tuyệt vời nhất . Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Hải Dương mùa hè này thì đừng bỏ qua Hồ Bạch Đằng – Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương .
Hồ Bạch Đằng nằm trong khuôn viên của công viên Bạch Đằng, ngay trung tâm thành phố Hải Dương. Đây là một hồ nước đẹp của Hải Dương. Xung quanh hồ trồng rất nhiều liễu rũ tạo nên phong cảnh hữu tình. Ngoài ra, quanh khu vực hồ có rất nhiều chỗ ngồi để ngắm cảnh.
Cánh đồng hoa rễ – Hải Dương
Cánh đồng hoa rễ là gợi ý tràn đầy thú vị cho bạn trong hành trình khám phá một Hải Dương trọn vẹn. Cánh đồng nằm ở huyện Cẩm Giàng, cách Hà Nội không xa. Hễ ai nhắc đến cây rễ là biết ngay đó là đặc trưng của con người và vùng đất Chí Linh. Đến với nơi đây, bạn sẽ được phóng tầm mắt nhìn những cung đường được phủ bởi màu xanh ngắt ngút ngàn. Với màu xanh lan tỏa, khách du lịch sẽ sở hữu được nhiều bức ảnh tuyệt vời với mọi cảnh vật nơi đây. Địa điểm này phù hợp với khách du lịch ở mọi độ tuổi.
Đến với Cánh đồng hoa rễ bạn sẽ có được những bức ảnh xinh đẹp bởi những cảnh sắc tuyệt trần nơi đây mang đến. Đứng trên đường nhìn những gốc cây trơ trụi lại sau thu hoạch vẫn toát lên cái vẻ đẹp mộc mạc và nên thơ. Khi tới đây, bạn không những được thư giãn với không gian yên tĩnh, thơ mộng mà còn được khám phá khung cảnh thiên nhiên với những rừng cây xanh ngắt rất tuyệt vời.
Đền Tranh – Hải Dương
Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại thời Lê và Nguyễn, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đền Tranh thờ vị thần thủy trần, con trai thứ năm của vua cha Bát Hải Động Đình. Ông có công giúp người dân qua sông, phù trợ làm ăn, buôn may bán đắt, nên được rất nhiều người dân thờ cúng hàng năm.
Đền Tranh có hai kỳ lễ hội vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, đây là một trong những lễ hội lớn để tổ chức ở Hải Dương. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như các trò chơi dân gian, các nghi thức rước bộ, nghi thức tế mẫu thu hút rất nhiều du khách thập phương về dự lễ và chiêm bái.
Cánh đồng cà rốt – Hải Dương
Cùng với cánh đồng hoa rễ , cánh đồng cà rốt cũng là gợi ý tràn đầy thú vị cho bạn trong hành trình khám phá một Hải Dương trọn vẹn .
Cánh đồng nằm ở huyện Cẩm Giàng , cách Hà Nội không xa , địa điểm du lịch ở Hải Dương này sẽ là nơi hẹn hò tuyệt vời cho những đôi yêu nhau hay những ai muốn lưu giữ tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình .
Đến với cánh đồng cà rốt bạn sẽ có được những bức ảnh xinh đẹp bởi những cảnh sắc tuyệt trần nơi đây mang đến . Nếu bạn đến du lịch Hải Dương thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua cánh đồng cà rốt .
Đền Thờ Chu Văn An – Hải Dương
Đền Thờ Chu Văn An là cái tên tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Nằm ở xã Cộng Hoà, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đền thờ Chu Văn An cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hải Dương mà bạn không nên bỏ qua. Đền Thờ Chu Văn An bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Ngôi đền thờ Chu Văn An được xây dựng trên một thế đất cao, rộng, có bậc thang 100 bước dẫn lên.
Lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nằm tĩnh lặng trong khói hương thơm ngát, trên đỉnh phía đông núi Phượng Hoàng, được làm bằng chất liệu đá xanh, chạm khắc theo mẫu trang trí hoa văn thời Trần. Đền Chu Văn An được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998. Đến với đền thờ Chu Văn An, ngoài ngăm phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm nét văn hóa đẹp “xin chữ” vô cùng ý nghĩa.
Văn Miếu Mao Điền – Hải Dương
Văn miếu Mao Điền là một trong những văn miếu cổ còn sót lại cho đến ngày nay. Văn miếu nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ngay cạch quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương khoảng 15km về hướng Tây.
Văn miếu có một lối kiến trúc độc đáo, cổ kính và uy nghi. Bao gồm phần chính là hai tòa nhà lớn 7 gian, trên mái được chạm trổ hình rồng phượng. Gian ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trọng trong trường học giả, thường được người dân gọi là Đông Du và Tây Du. Hai bên treo danh sách 637 vị tiến sĩ Hải Dương đỗ đạt trong các kỳ thi cử.
Hiện nay văn miếu Mao Điền thu hút được nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu về trường quốc lập lớn thứ hai miền Bắc sau trường Quốc Tử Giám Hà Nội.
Danh thắng Côn Sơn – Hải Dương
Đến với Hải Dương mà không ghé thăm Côn Sơn là một thiếu sót vô cùng lớn. Nơi đây được biết đến là danh thắng được xây dựng từ thời nhà Trần, gắn liền với các câu chuyện của nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử và đây cũng được xem là địa điểm du lịch ở Hải Dương nổi tiếng nhất.
Du khách đến với Côn Sơn, không chỉ biết thêm nhiều thông tin về lịch sử mà còn được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên lãng mạn nơi đây nữa nhé, cùng với rất nhiều địa điểm tham quan, di tích khác như: Bàn cờ tiên, giếng ngọc, chùa Côn Sơn,… Đảm bảo đến với Côn Sơn bạn sẽ không phải thất vọng về chuyến đi khám phá Hải Dương của mình.
Di tích Kiếp Bạc – Hải Dương
Kiếp Bạc – địa điểm du lich nổi tiếng thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn hấp dẫn khách du lịch nước ngoài đến đây khám phá những bí ẩn độc đáo của địa danh này.
Cách Hà Nội chỉ 50km, du khách đến đây sẽ được hòa mình vào thung lung trù phú xung quanh bao phủ bởi núi Rồng hùng vĩ và dòng nước mát lành. Tại đây du khách có thể khám phá rất nhiều điểm tham quan tuyệt vời như: Đền thờ Trần Quốc Tuấn, tham quan hang Tiền, khám phá núi Trán Rồng,… cùng với quang cảnh thiên nhiên luôn chiều lòng khách tham quan.
Chùa Côn Sơn – Hải Dương
Chùa Côn Sơn (tên chữ Thiên Tư Phúc tự) là điểm nhấn tham quan của Khu di tích Côn Sơn, thuộc quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc nổi tiếng. Ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, tương truyền là nơi từng diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10, nên ngọn núi còn có tên Kỳ Lân hay núi Hun, và tên chùa cũng được dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn, chùa Kỳ Lân hay chùa Hun Côn Sơn.
Vào năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ tại đây. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa Côn Sơn được xây dựng to đẹp hơn, do sư Huyền Quang trụ trì, và trở thành một trong các trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Đến thời Lê, chùa Côn Sơn tiếp tục được mở rộng với quy mô lớn, gồm 83 gian tòa ngang dãy dọc, gạch đỏ, ngói để men màu và 385 pho tượng đặt khắp chùa…
Trải qua những biến cố lịch sử, quy mô chùa đã bị thu nhỏ. Hiện nay, kiến trúc chùa Côn Sơn mang hình chữ Công, gồm 3 tòa chính: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Trong Thượng điện có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Lối vào Tam quan (cổng chùa Côn Sơn) lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm xen lẫn những tán vải thiều xum xuê cành lá. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các họa tiết hoa lá, mây tản cách điệu. Sau chùa là khu Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang.
Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 – 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”…
Đền Kiếp Bạc – Hải Dương
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến ở Hải Dương được người dân trong vùng và du khách thường xuyên lui tới. Sở hữu kiến trúc mang vẻ đẹp cổ kính, không khí trầm mặc cùng sự linh thiêng, ngôi đền thu hút sự quan tâm của du khách thập phương đến viếng thăm. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, để tìm hiểu thêm những câu chuyện hay về lịch sử dân tộc.
Đền Kiếp Bạc có một vẻ đẹp uy nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Vào 20 tháng 8 âm lịch, đền tổ chức hội rất vui và có đông đảo dân làng, tạo nên không khí lễ hội đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ. Khi tới đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vỹ mà còn khám phá được chuỗi di tích lịch sử hào hùng. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nơi đây bằng xe khách, xe máy.
Chùa Kính Chủ – Hải Dương
Chùa Kính Chủ là một trong những chùa thờ phật nổi tiếng của Hải Dương, nằm ở xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn. Ngôi chùa còn là nơi thờ thiền sư Minh Không, vua Lý Thần Tôn, Huyền Quang… Chùa Kính Chủ được xây dựng từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ, nên nơi đây có vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình và huyền bí.
Tất cả các tượng phật ở chùa đều được tạc bằng đá vô cùng tinh tế. Nếu bạn là người yêu thích lịch sử hoặc những điều về vua Thánh Tông thì ngôi chùa Kính Chủ là điểm du lịch lý tưởng ở Hải Dương. Khi vừa đến ngôi chùa du khách có thể nhì thấy được bài thơ của vua Lê Thánh Tông được khắc ngay bên trái. Bên cạnh đó, khi đến tham quan chùa bạn có thể ghé đến núi Yên Thụ, đến thờ đức An Sinh Vương Trần Liểu để khám phá những điều thú vị nơi này.
Làng tiến sĩ Mộ Trạch – Hải Dương
Làng Mộ Trạch được xem là ngôi làng số 1 về con đường học vấn ở nước ta. Nằm tại xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng còn được mọi người mệnh danh là “Làng khoa bảng”, “Làng tiến sĩ”.
Làng Mộ Trạch có tổng cộng 36 tiến sĩ đại khoa kể từ thời nhà Trần cho đến thế kỷ XVIII. Làng nổi tiếng với câu châm ngôn “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”.
Lễ hội làng Mộ Trạch được diễn vào ngày 23/2 đến 24/2 hàng năm (tức ngày 8,9 tháng Giêng). Lễ hội gồm hai phần lễ và hội. Phần lễ là dâng hương Vũ Công thần tổ, rước kiệu, nhận cúp kỷ lục Việt Nam, trao bằng, trao học bổng khuyến khích ,… Phần hội là các màn múa hát, các trò chơi dân gian, thi bóng chuyền ,…
Bảo tàng – Hải Dương
Bảo tàng Hải Dương có địa chỉ tại số 11, Hồng Quang, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Bảo tàng bao gồm những chủ đề là: Hoàn cảnh tự nhiên, di vật lịch sử – văn hóa từ khởi thủy đến cách mạng tháng 8 năm 1945 và di vật lịch sử – văn hóa 50 năm sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Bảo tàng còn giới thiệu có bộ sưu tập gốm sứ cổ gần 200 hiện vật. Ngoài ra còn dân tộc, mổ cổ, vũ khí lớn, bia đá, các tác phẩm điêu khắc đá,… Đây có nhiều hiện vật có giá trị lớn nên thu hút được rất nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu.
Đền Cao An Phụ – Hải Dương
Quần thể di tích đền Cao An Phụ là một địa điểm tâm linh và văn hóa nổi tiếng nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Quần thể được công nhận di tích quốc gia đặc biệt quan trọng vào năm 1992.
Trong khuôn viên của đền có rất nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 – 700 năm tuổi, giếng ngọc, bức tượng Trần Hưng Đạo uy nghi, bức tượng phù điêu bằng gốm lớn. Đền thu hút du khách không chỉ sự cổ kính, linh thiêng mà còn cảm nhận được sự yên tĩnh, không gian trong lành, tránh xa cái ồn ào, náo nhiệt của thành phố.
Làng rối nước – Hải Dương
Nghệ thuật múa rối nước Thanh Hải bắt nguồn từ làng An Liệt vào thời Hậu Lê, do người dân làng An Liệt đi làm ăn phương xa học được và đem về làng truyền nghề. Trước Cách mạng tháng 8/1945 phường rối tập hợp những người trong làng cốt để vui chơi vào dịp lễ hội hoặc nông nhàn. Hòa bình lập lại, múa rối nước ở Thanh Hải được củng cố cả về tinh thần và vật chất.
Đến nay với 32 thành viên nòng cốt với tình yêu nghệ thuật dân gian, họ đã sáng tác thêm nhiều kịch bản mới độc đáo. Năm 2001, phường múa rối nước Thanh Hải đạt giải Nhất tại Liên hoan múa rối nước tỉnh Hải Dương và được mời đi biểu diễn nhiều nơi trong nước. Tại liên hoan nghệ thuật múa rối nước nhân Festival Huế năm 2004, phường rối nước Hồng Phong đã được trao giải Vàng.
Thanh Hải – một phường rối không chuyên với nhiều trò hay cùng tích lạ “đem chuông đi đánh xứ người”, giành được nhiều giải cao trong các hội diễn toàn quốc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức văn hóa, cùng với những người yêu thích nghệ thuật rối nước Việt Nam.
Làng chạm khắc gỗ Đông Giao – Hải Dương
Làng Đông Giao (Cẩm Giàng, Hải Dương) là làng nghề chạm khắc gỗ có từ lâu đời. Ít ai biết rằng, đằng sau những sản phẩm gỗ tinh xảo ấy là đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ. Vậy nên, nơi đây còn có tên gọi khác là “làng mộc tóc dài”.
Làng nghề Đông Giao có tới 97% số hộ tham gia nghề mộc với trên 400 thợ nam, nữ từ người già đến trẻ em. Khác với trước đây, nghề chạm khắc gỗ hầu hết là công việc dành riêng cho nam giới, phụ nữ chỉ đi theo các hiệp thợ để nấu cơm hoặc làm việc nhẹ, thì ngày nay họ đã tham gia hầu hết các công đoạn của nghề mộc. Từ vỡ, gọt đến phun màu họ có thể đảm nhiệm hoàn toàn. Có thể nói, mỗi một người dân Đông Giao được làm quen với nghề từ khi còn trong bụng mẹ. Những âm thanh đục đẽo cũng từ đó mà ăn sâu trong tiềm thức mỗi người.
Không chỉ đơn thuần là một làng nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, mà Đông Giao còn là một làng quê có truyền thống văn hiến lâu đời. Đây chính là yếu tố đặc biệt vì người Đông Giao vừa giỏi nghề lại cần cù chịu thương chịu khó. Đông Giao có những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng với hệ thống di tích lịch sử văn hoá như đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ, với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… Đó là sự hội tụ tâm hồn trí tuệ của biết bao thế hệ người dân Đông Giao bồi đắp, giữ gìn và phát triển từ khi làng được thành lập đến nay.
Rừng phong lá đỏ – Hải Dương
Rừng phong lá đỏ nằm ở huyện Chí Linh, là một trong những cảnh đẹp ở Hải Dương mà bạn nên đặt chân đến một lần. Rừng phong lá đỏ nơi đây trãi dài từ chân núi lên đến chùa Thanh Mai rất thích bạn cho những bạn có ý định phượt ở Hải Dương. Ngôi chùa Thanh Mai này được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng, thường xuyên diễn ra những lễ hội vào dịp lẽ.
Khi đến Hải Dương vào mùa thu bạn nên ghé đến rừng Phong lá đỏ này để có thể thưởng thức được cảnh đẹp nơi đây. Bắt đầu vào thu cả khu rừng như được nhuộm sắc đỏ vô cùng ấn tượng, rừng phong nhu bao trọn ngôi chùa làm cho cảnh đẹp nơi đây trở nên quyến rũ hơn. Bạn có thể lên đỉnh ngôi chùa để nnhnf ngắm toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của khu rừng. Nếu có cơ hội du lịch ở Hải Dương thì nên cân nhắc và dành thời gian ghé đến khu rừng này, chắc chắn bạn sẽ có những tấm hình cực chất, và trãi nghiệm thú vị đấy.
Chùa Thanh Mai – Hải Dương
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng vào khoảng năm 1329. Trải qua nhiều thăng trầm, chùa đã được trùng tu, thu hút nhiều du khách thập phương đến tham quan kiến trúc độc đáo và rừng phong đỏ xung quanh.
Rừng phong chỉ có ở xứ lạnh, nhưng thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây cảnh quan tuyệt đẹp này. Lá đổi màu theo mùa. Lá phong xanh xum xuê vào mùa hạ và ngả dần màu vàng, đỏ thẫm rồi rụng xuống vào mùa đông.
Chùa Thanh Mai là một trung tâm tôn giáo của thiền phái Trúc Lâm ở chốn rừng sâu, núi cao. Sự hiện diện của di tích đã chứng minh cho tính phi thường của tôn giáo thời Trần. Tại đây còn một rừng cổ thụ do con người trồng giữa đại ngàn tự nhiên, một hệ thống tháp và bia ký có giá trị, tiêu biểu là bia “Tháp Viên Thông’. Chính vì vậy khu di tích cùng rừng tự nhiên đã được nhà nước khoanh vùng bảo vệ, từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm bảo tồn một di sản văn hóa, tạo một điểm tham quan du lịch hấp dẫn về văn hóa và cảnh quan tự nhiên. Kỷ niệm ngày mất của Pháp Loa đã trở thành hội chùa hàng năm. Hội bắt đầu từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 3. Tuy nhiên do cảnh quan kỳ thú mà chùa Thanh Mai không vắng khách tham quan.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Hải Dương có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Hải Dương thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Hải Dương thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.